THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU NHỚT (DẦU NHỜN)
Chúng tôi là doanh kinh doanh về phụ tùng ô tô nay chúng tôi muốn mở rộng kinh doanh qua sản phẩm dầu nhớt nhập khẩu sử dụng cho xe máy và ô tô, nhưng chúng tôi không biết thủ tục để nhập khẩu dầu nhớt bạn có thể hướng dẫn cho chúng tôi không ?
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của quý doanh nghiệp gửi đến cho thủ tục hải quan vina, về dầu nhớt (dầu nhờn) Việt Nam chúng ta nhập khẩu khá nhiều từ các nước Trung Đông, Châu Âu và Bắc Mỹ... dù thị trường khá đa dạng với nhiều loại dầu nhớt (dầu nhờn) khác nhau nhưng để nhập khẩu về việt nam cũng đều phải thực hiện những bước sau:
Bước 1: đăng kí kiểm tra chất lượng dầu nhớt (dầu nhờn)
Bước 2: thực hiện mở tờ khai hải quan và đem hàng về kho bảo quản.
Bước 3: lấy mẫu đi kiểm tra và chứng nhận hợp quy.
Bước 4: bổ sung kết quả kiểm tra cho nơi đăng kí kiểm tra chất lượng.
Bước 5: bổ sung chứng thư kiểm tra chất lượng cho hải quan.
Dưới đây chúng ta sẻ đi chi tiết về 5 bước này nhưng trước tiên hãy tìm hiểu về mã hs cũng như một số đặc thù riêng của thủ tục nhập khẩu dầu nhớt (dầu nhờn).
Chính sách mặt hàng dầu nhớt (dầu nhờn).
Theo quy định hiện hành, dầu mỡ nhờn không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa bình thường.Nhưng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không được quyền nhập khẩu và không được quyền phân phối mặt hàng Dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn. Muốn nhập khẩu được thì phải xin Giấy phép với bộ Công thương.
Hs code dầu nhớt (dầu nhờn), phần này thì thường chia làm 2 nhóm:
+ Phân nhóm 2710: Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải. (mã HS: 2710.19.43, 2710.19.44) có thuế NK từ 5 - 20% và thuế VAT là 10%.Lưu ý thêm về nội dung tối thiểu của nhãn ghi Dầu nhớt (dầu nhờn), động cơ đốt trong lưu thông trên thị trường phải bao gồm:
- Tên hàng hóa (ghi rõ loại động cơ sử dụng);
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Thể tích/ Khối lượng;
- Đặc tính kỹ thuật (cấp độ nhớt, cấp tính năng);
- Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
- Thông tin cảnh báo.
- nhập khẩu dầu nhờn (dầu nhớt) phải nộp thêm thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.
Biểu thuế bảo vệ môi trường:
TT | Hàng hóa | Đơn vị tính | Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa) |
I | Xăng, dầu, mỡ nhờn | ||
1 | Xăng, trừ etanol | lít | 4.000 |
2 | Nhiên liệu bay | lít | 3.000 |
3 | Dầu diesel | lít | 2.000 |
4 | Dầu hỏa | lít | 1.000 |
5 | Dầu mazut | lít | 2.000 |
6 | Dầu nhờn | lít | 2.000 |
7 | Mỡ nhờn | kg | 2.000 |
II | Than đá | ||
1 | Than nâu | tấn | 15.000 |
2 | Than an - tra - xít (antraxit) | tấn | 30.000 |
3 | Than mỡ | tấn | 15.000 |
4 | Than đá khác | tấn | 15.000 |
III | Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC | kg | 5.000 |
IV | Túi ni lông thuộc diện chịu thuế | kg | 50.000 |
V | Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng | kg | 500 |
VI | Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng | kg | 1.000 |
VII | Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng | kg | 1.000 |
VIII | Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng | kg | 1.000 |
Bước 1:đăng kí kiểm tra chất lượng.
Chúng ta tiến hành đăng kí chất lượng nếu ở TP.HCM sẻ là cục quản lí chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam 64-66 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP.HCM
Theo QCVN 14:2018/BKHCN theo thông tư 10/2018/TT-BKHCN (thay thế thông tu 06/2018)Các loại dầu nhờn (dầu nhớt) thực hiện theo Thông tư 06/2018/TT-BKHCN:
Dầu nhờn động cơ đốt trong (sau đây gọi tắt là dầu nhờn động cơ): Là dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ và 2 kỳ, bao gồm:
- Dầu gốc khoáng: Dầu được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và xử lý
- Dầu tổng hợp: Dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ các hợp chất ban đầu
- Dầu bán tổng hợp: Sản phẩm pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp
Hồ sơ cần chuẩn bị để làm kiểm tra chất lượng cho dầu nhờn (dầu nhớt):
- Hợp đồng
- Bill of lading
- Invoice
- Packing list
- Catalog của sản phẩm
- Chứng nhận C/O, C/Q,...
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng
Bước 2: tiến hành mở tờ khai hải quan và đem hàng về kho bảo quan.
Mặt hàng dầu nhớt chúng ta sẻ phải đợi có chứng thư kiểm tra chất lượng mới được thông quan hàng hóa vậy nên trong quá trình mở tờ khai chúng ta sẻ làm công văn mang hàng về kho bảo quản.
- Hồ sơ để mở tờ khai hải quan bao gồm:
- công văn mang hàng về kho bảo quản
- tờ khai hải quan
- đơn đăng kí kiểm tra chất lượng
- certificate of origin (nếu có)
- commercial invoice
- packing list
- bill of lading
Bước 3: đem mẫu đi kiểm tra và làm chứng nhận hợp quy
Sau khi đem hàng về kho bảo quản chúng ta sẻ đem mẫu lên trung tâm được bộ khoa học và công nghệ chỉ định để tiến hành.
Về hợp quy thì các bạn cũng chuẩn bị một bộ hồ sơ tương tự như kiểm tra chất lượng (cần thay đổi đơn đăng ký là được).
Lưu ý: về hợp quy chỉ có giá trị theo từng lô hàng nên lô nào về chúng ta cũng phải làm bước này.
Bước 4: bổ sung kết quả kiểm tra cho cơ quan đăng kí kiểm tra chất lượng.
Sau khi có kết quả kiểm tra nhớt, chúng ta sẻ đem kết quả lên cơ quan đăng kí kiểm tra chất lượng để lấy chứng thư kiểm tra chất lượng.
Bước 5: bổ sung chứng thư cho hải quan
Khi có chứng thư kiểm tra chất lượng chúng ta sẻ bổ sung cho hải quan để thông quan lô hàng.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong về thủ tục nhập khẩu dầu nhớt (dầu nhờn) mặc dù thủ tục không quá khó nhưng cần phải tính toán thời gian cẩn thận để tránh phát sinh thêm phí nhé !
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Nguồn Mr. Khắc
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên quan:
0 nhận xét: