THỦ TỤC NHẬP KHẨU GỖ TỰ NHIÊN
Mặc dù thị trường gỗ trong nước Việt Nam chúng ta không phải là một thị trường nhỏ, nhưng với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước thì việc nhập khẩu gỗ ngoại từ Châu Âu, Châu Phi và các nước Châu á ... vẫn liên tục tăng vọt và không có dấu hiệu ngừng lại, vậy thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên vào Việt Nam cần những thủ tục và những quy định nào, hôm nay thủ tục hải quan vina sẻ giải đáp những thắc mắc đó của bạn !
I. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ GỖ NHẬP KHẨU
Đầu tiên bạn cần kiểm tra tên khoa học xem loại gỗ mà bạn dự định nhập có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không tại danh mục CITES được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Theo quy định này, có 3 trường hợp xảy ra:
- Nếu loại gỗ mà bạn định nhập không nằm trong danh mục CITES, thì có thể làm hồ sơ nhập khẩu bình thường như những mặt hàng khác.
- Nếu hàng nằm trong nhóm I thì không được phép nhập khẩu.
- Nếu nằm trong nhóm II và III, bạn sẽ phải xin ý kiến của cơ quan CITES Việt Nam thì mới được phép nhập
- giấy đăng kí kiểm dịch thực vật
- chứng nhận kiểm dịch thực vật bản gốc (Phytosanitary certificate)
- hóa đơn thương mại
- phiếu đóng gói
- tờ khai hải quan
Theo nghị đinh 102/2020/NĐ-CP khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
1. Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Một trong các tài liệu sau:
a) Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
b) Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
c) Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
vậy hồ sơ để nhập khẩu gỗ bao gồm:
- tờ khai hải quan nhập khẩu
- bảng kê gỗ nhập khẩu
- giấy đăng kí kiểm dịch thực vật
- hóa đơn thương mai
- phiếu đóng gói
- vận đơn đường biển
- Certificate of origin ( nếu có )
CHÚC CÁC QUÝ DOANH NGHIỆP LUÔN THÀNH CÔNG VÀ VỮNG MẠNH !
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT
0 nhận xét: