THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÁT (CHÉN), ĐĨA, LY (BẰNG SỨ, THỦY TINH, NHỰA) VÀ CÁC VẬT DỤNG CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM
Hiện nay,
các sản phẩm chứa đựng thực phẩm như bát (chén), đĩa, ly được nhập khẩu về Việt
Nam rất nhiều với đủ các loại mẫu mã và chất liệu (gốm, sứ, thủy tinh,
nhựa,...). Ngoài việc nhập khẩu để kinh doanh thì các vật dụng này còn được
nhập khẩu theo đồ dùng các nhân của người nước ngoài, nhập cho các đại sứ quán,
để sử dụng trong nội bộ công ty,....Vậy thủ tục nhập khẩu bát (chén), đĩa, ly
và các vật dụng chứa đựng thực phẩm như thế nào? thuế nhập khẩu bao nhiêu? nhập
về với mục đích khác nhau thì làm thế nào?
Bài viết
dưới đây mình sẽ giúp các bạn giải quyết các vấn đề trên nhé!!!
Để nhập
khẩu được các sản phẩm bát (chén), đĩa, ly và các vật dụng chứa đựng thực phẩm
thì các bạn cần tham khảo Nghị định 15/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM - để biết về quy định nhập khẩu về thực
phẩm và vật dụng chứa đựng thực phẩm. Và Thông tư 05/2018 BAN HÀNH DANH
MỤC THỰC PHẨM, PHỤ GIA THỰC PHẨM, CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ DỤNG CỤ,
VẬT LIỆU BAO GÓI, CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MÃ SỐ HÀNG HÓA THEO DANH
MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VIỆT NAM - để xác định chính xác hàng của bạn
nhập về thuộc loại nào.
Sau khi
kiểm tra 2 văn bản trên các bạn có thể hình dung ra được các bước cần làm khi
nhập khẩu bát (chén), đĩa, ly và các vật dụng chứa đựng thực phẩm sẽ làm các
bước sau:
- Nhập mẫu về để test mẫu trước để có kết quả làm Công bố
- Tiến hành đăng ký Công bố cho sản phẩm
- Kiểm tra chất lượng nhà nước về ATTP (gọi tắt là KTCL).
- Làm thủ tục hải quan, thông quan lô hàng.
Do đó, các
bạn không nên vội vàng cho hàng về ngay mà phải tiến hành làm công bố cho bát
(chén), đĩa, ly và các vật dụng chứa đựng thực phẩm trước, có được công bố của
Bộ Y Tế trong tay rồi bạn hảy tiến hàng cho hàng về.
Vậy công bố ta làm như thế nào?
Để làm được công bố thì các bạn nhập mẫu bát (chén), đĩa, ly về trước (có thể nhập nhập mẫu qua các công ty chuyển
phát nhanh cho lẹ). Khi có mẫu rồi thì chúng ta tiến hành đem đi test mẫu
---> có kết quả test mẫu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam thì bạn tiến hành
công bố hợp quy cho sản phẩm ra thị trường. ---> Công bố Hợp Quy.
Việc đăng
ký công bố có thể thực hiện theo 2 cách:
1/ Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ đinh (bên thứ 3), hồ sơ cần thiết gồm:
- Bảng công bố hợp quy.
- Bảng thông tin chi tiết sản phẩm: nhãn phụ, thành
phần, nơi sản xuất, công ty sản xuất (toàn bộ các thông tin này phải được
in trên bao bì sản phẩm).
- Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba.
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
2/ Công bố hợp quy dự trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất (bên thứ nhất), hồ sơ gồm:
- Bảng công bố hợp quy.
- Thông tin chi tiết về sản phẩm: nhãn phụ,
thành phần, nơi sản xuất, công ty sản xuất (toàn bộ các thông tin này phải
được in trên bao bì sản phẩm).
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
có các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; do các đối
tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ
định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản sao có công chứng
hoặc bản gốc); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có
thẩm quyền tại VN thừa nhận (bản sao có công chứng hoặc bản được hợp pháp
hóa lãnh sự hoặc bản gốc).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
- Kế hoạch giám sát định kỳ.
- Báo cáo đánh giá hợp quy.
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000
hoặc tương đương.
⇒ Thời gian để test mẫu khoảng 7 - 10 ngày
(tùy vào chỉ tiêu test nhiều hay ít), Nếu hồ sơ công bố đầy đủ và chính xác thì
sẽ có kết quả công bố sao 15 ngày (Vậy là thời gian test và công bố sản phẩm
mất gần 1 tháng). → Hiệu lực 3 năm.
--->> Đây là nguyên nhân vì sao cần
phải làm công bố cho sản phẩm trước khi nhập về, khi nhập về mới bắt đầu làm
công bố thì đóng tiền lưu kho lưu bãi hơi mệt đấy...hihi
Còn về thủ tục hải quan nhập khẩu bát (chén), đĩa, ly và các vật dụng chứa đựng thực phẩm gồm:
Khi có giấy công bố hợp quy rồi các bạn có
thể thoải mái cho hàng về rồi nhé. hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:
- Tờ khai nhập khẩu
- Vận đơn (bill of ladiing)
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Danh sách đóng gói (packing list)
- Hợp đồng thương mại ( sales contract)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O - certificate of
origin)
- Các chứng từ cần thiết khác (C/Q, catolog, test
report,...)
- Bảng công bố sản phẩm
Khi hàng về đến cảng thi Hải Quan sẽ tiến
hành lấy mẫu, kiểm tra thực tế xem có đúng với Công bố mà bạn làm hay không.
Nếu đúng thì cho thông quan lô hàng, nếu không đúng thì test lại hay xuất trả
hàng.
Tóm lại, thủ tục nhập khẩu ly nhựa (ly
đựng trà sữa): nhập mẫu về ---> đem đi test ---> làm công bố ---> có
công bố ---> cho hàng về VN ---> hàng về đến cảng kiểm tra thực tế tại
cảng ---> Đạt ---> thông quan lô hàng. (Nhưng nếu các mặt hàng thuộc
trường hợp quy định trong Điều 13 Nghị Định 15 thì không phải kiểm tra chất
lượng Nhà nước về ATTP).
Về HS code thì các bạn có thể tham khảo 2 chương sao về vật dụng chứa đựng thực phẩm làm bằng nhựa - chương 39 và bằng sứ - chương 69. Cụ thể:
- Nhóm 6911 - Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và các đồ sứ vệ sinh khác, bằng sứ --- có thuế Nhập khẩu 35% nếu có C/O form E sẽ có thuế 15% và VAT là 10%
- Nhóm 3924 - Bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp, các sản phẩm gia dụng khác và các sản phẩm phục vụ vệ sinh, bằng plastic --- có thuế nhập khẩu 22% nếu có C/O form E sẽ có thuế 0% và VAT là 10%.
Thủ tục hải quan nhập bát (chén), đĩa, ly
và các vật dụng chứa đựng thực phẩm thì chỉ có vậy, nếu bạn còn thắc mắc vấn đề
nào thì cứ liên hệ trực tiếp với mình để được tư vấn rõ hơn nhé.
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Nguồn Mr. Khắc
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên Quan:
0 nhận xét: